Trong nghệ thuật Sông_Hương

Sông Hương ở HuếHoàng hôn trên sông Hương

Từ lâu, dòng Hương giang êm đềm đã tạo nên những cảm hứng cho các tác giả, nhất là thi sĩ và nhạc sĩ.

Nhạc sĩ Phạm Duy có những câu hát nổi tiếng về sông Hương:

Tôi yêu những sông Trường SơnBiết ái tình ở dòng sông Hương… (Tình ca, 1953)

hay

Người về chưa ghé sông HươngĐã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay (Trường ca Con đường Cái quan)

Bên cạnh đó sông Hương cũng là cảm hứng cho Phạm Duy khi viết những ca khúc Hẹn hò, Khối tình Trương Chi.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương chọn sông Hương để đại diện cho miền trung (ca khúc Tiếng sông Hương) trong trường ca Hội trùng dương rất nổi tiếng của mình.

Sông Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài hát Ai ra xứ Huế sáng tác bởi nhạc sĩ Duy Khánh:

Ai ra xứ Huế thì raAi về là về núi NgựAi về là về sông HươngNước sông Hương còn vương chưa cạnChim núi Ngự tìm bạn bay vềNgười tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì viết

Sông Hương hóa rượu ta đến uốngTa tỉnh, đền đài ngả nghiêng say...

"Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu:

Trên dòng Hương GiangEm buông mái chèoTrời trong veoNước trong veo...Trăng lên trăng đứng trăng tànĐời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Diễm xưa của Trịnh Công Sơn:

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt...

Và Diễm Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng.